-
Sao phải buồn? Buồn có gì vui đâu mà phải buồn cơ chứ?...
Truyện Tình Yêu
* Câu truyện dựa trên những mảnh đời khác nhau và những sự việc có thực mà tôi được nghe kể lại từ Lớp Học Thiên Đường. Cảm ơn cô, người đã và đang hoàn thiện tâm hồn em.
Tôi để lại đó cái cặp lồng sắt đựng cháo và bước ra ngoài. Cha đi xét nghiệm vẫn chưa về phòng, đi từ trước lúc tôi chạy đi mua
cháo, tôi cũng chẳng biết bao giờ thì cha sẽ về phòng. Cha tôi đã vào đây được bốn ngày rồi, bữa nọ ông tăng huyết áp và đột nhiên
gục trên sàn nhà khiến mọi người rất lo lắng. Ngay lập tức ông được đưa đến bệnh viện quân y 108 gần nhà và phải cấp cứu, cũng
may ông đã qua cơn nguy kịch, nhưng tình hình cha chưa khá hơn là bao nên vẫn phải nằm ở viện để theo dõi. Hiện giờ ông yếu đi
rõ rệt, lúc mơ lúc tỉnh. Đôi lần ông hay nói lung tung, kể lể về cái thời chiến tranh ông còn trong quân đội, và rồi thỉnh thoảng lại gọi
tên một người đồng đội cũ. Cuộc sống của công khổ nhiều rồi, nhưng có lẽ với ông chẳng có gì khổ hơn khi trở về nhà từ cõi chết,
ông phát hiện ra đứa con trai 15 tuổi ở nhà không mang trong mình giọt máu của ông. Thế rồi suốt những năm tháng sau đó, dù cha
đã tha thứ cho mẹ và cố gắng yêu thương đứa con riêng của vợ mình ấy, thì với rào cản tuổi tác, thời đại và cả tác nhân là huyết
thống, ông và đứa con trai duy nhất trong nhà vẫn luôn bất đồng quan điểm. Phải, đứa con trai đó chính là tôi. Và mặc dù đang
không được tỉnh táo, ông vẫn thường nhắc đến tôi, nhắc đến việc tôi bị phá sản và những món nợ tôi đang gánh chịu. Cha không hề
phân biệt tôi rằng tôi không phải con ông, cha rất thương tôi, tôi biết điều đó. Trước đây hơn một năm, khi tôi nói về ý định kinh
doanh của mình, ông đã kịch liệt phản đối. Nhưng cái tuổi trẻ và ngọn lửa nhiệt huyết, đam mê cùng với sự ủng hộ từ mẹ đã khiến
tôi bỏ ngoài tai những lời cha nói, để đến thời điểm này công ty tôi đã phá sản và bản thân tôi thì vỡ nợ, một khoảng nợ rất lớn. Cũng
ngay trong thời điểm đó, bạn gái tôi, cũng là vợ sắp cưới, chính thức nói lời chia tay. Người ta nói đúng, thử thách về sự chung thủy
của đàn ông là khi họ có tất cả còn thử thách về sự chung thủy của phụ nữ là khi người đàn ông không có gì. Cô gái sinh viên ngày
ấy đã bị vật chất tầm thường hóa, cũng một phần lỗi ở tôi khi quá cưng chiều cô ấy. Bạn bè cũng né tránh khi tôi ngỏ ý muốn vay
tiền hoặc nhờ giúp đỡ. Họ sợ liên lụy bởi khoản nợ của tôi là một khoản không hề nhỏ. Sự nghiệp tiêu tan, nợ lần chồng chất, thất
tình, bạn bè bỏ rơi..tất cả như một tảng đá khổng lồ đè lên vai tôi, dìm tôi xuống đáy vực của đau khổ. Cha tôi vốn thẳng thắn và
nóng tính, đã trách mắng tôi rất nặng lời. Trong lúc đó mẹ lại đứng ra bảo vệ tôi, thế là hai người cãi nhau. Tôi cũng nhận mọi trách
nhiệm về mình nhưng vẫn không cản nổi trận cãi nhau lôi đình của cha mẹ. Vốn dĩ cha chưa từng lôi quá khứ ra để trách mắng,
nhưng mẹ đã cả nghĩ và cũng bởi muốn bảo vệ con nên đã kết tội cha rằng ông mắng tôi, luôn bất hòa với tôi bởi tôi không phải con
ông. Đó là lúc cha shock, huyết áp tăng đột ngột và ông chết lặng, mắt mở trừng trừng, miệng há hốc ra định nói điều gì đó mà
chẳng thốt ra được, cơ mặt run bần bật. Ông ngã quỵ xuống mặt đất.
Tôi đến bên một chiếc ghế đá và ngồi xuống, cảm nhận cái yên bình ít ỏi nơi bệnh viện. Châm một điếu thuốc và đưa lên miệng,
thực sự những áp lực về cuộc sống mà tôi đang phải gánh quá lớn. Chuyện gia đình, chuyện tình cảm, những khoản nợ, công danh
sự nghiệp, tương lai...Tất cả đang mờ mịt và đen tối hơn bao giờ hết. Đã có những lúc tôi đi một mình giữa đường phố đông đúc vào
một buổi chiều giờ cao điểm, đường tắc cứng cơ man nào là xe, tiếng còi tiếng động cơ inh ỏi, và chỉ mong một chiếc xe nào đó sẽ
lao về mình và kết thúc cuộc sống này ngay lập tức. Đã có những lúc tôi chìm trong cơn say, và rồi chìm vào giấc ngủ, chỉ mong sao
có thể ngủ mãi, ngủ mãi không cần thức dậy, để rồi đến khi tỉnh giấc đối mặt với thực tại, cảm thấy bàng hoàng và đau khổ vô cùng.
Anh bạn thân của tôi đang làm bác sĩ tại bệnh viện 108 này bước về phía tôi và ngồi xuống ngay bên cạnh. Anh hiểu tình trạng của
tôi và nói với tôi rằng cha tôi đang tiến triển tốt hơn, và anh nói rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi
- Thực ra lúc này tao có không nhiều, nhưng nếu mày cần thì tao vẫn còn khoảng năm hai triệu. So với món nợ của mày thì không ăn
thua nhưng chắc nó sẽ giải quyết được phần nào...
- Thôi Đức ạ, tao cảm ơn mày nhưng mày giúp tao nhiều rồi.- Tôi đặt tay lên vai thằng bạn thân từ hồi cấp ba tỏ ý cảm ơn và trân
trọng. - mày đã không lấy tiền khám bệnh ông cụ nhà tao còn xin viện trưởng giảm tiền viện phí, tao chưa báo đáp được mày thì
thôi, sao giờ tao nỡ vay tiền mày dành giụm suốt thời gian qua chứ. - Tôi thở dài - hơn nữa mày sắp làm bố rồi, còn bao nhiêu chi
phí cần lo... Tao nhận tấm lòng của mày là được rồi!
Cả hai chẳng nói gì, im lặng và nhìn về phía xa xa, mỗi người một suy tư khác nhau.
Cách chỗ chúng tôi ngồi không xa, tôi thấy một bệnh nhân khoảng chừng mười sáu tuổi, đang ngồi trên ghế đá và gấp từng con hạc
giấy bỏ vào một cái xoong. Bên ấy là khoa tâm thần. Cô bé ấy cao ráo, trắng trẻo và nhìn cũng khá xinh xắn, luôn nở trên môi một
nụ cười, nụ cười của một người tâm thần, không lẫn đi đâu được. Thấy tôi theo dõi cô bé ấy, anh bạn tôi lên tiếng:
- Đó là Mai, cô bé mới mười sáu tuổi thôi. Cô bé ở trong viện này một mình, đã hơn mười năm rồi, cô bé ngoan lắm.
Tôi quay sang phía Đức và hỏi:
- Sao lại ở đây một mình? Bố mẹ nó đâu?
Anh bạn tôi lắc đầu ngao ngán:
- Bố nó một người chẳng biết tên tuổi là gì, còn sống hay đã chết; một người thì chết rồi; còn mẹ đẻ cô bé đã tống nó vào đây đấy.
Anh bạn bác sĩ tiếp tục kể về câu chuyện của cô bé Mai, còn tôi say sưa vào câu chuyện ấy.
Mẹ của Mai vốn dĩ là một cô gái quê ít học, gia cảnh khó khăn. Ở độ tuổi mười ba, mẹ Mai yêu say đắm một thanh niên trong làng
và bỏ nhà theo người yêu. Hai năm sau, hai người có đứa con đầu lòng. Vậy nhưng trớ trêu thay, người thanh niên đó là một kẻ ham
mê cờ bạc, nợ lần ngập đầu nên đã bán mẹ Mai vào nhà chứa để kiếm tiền. Ở tuổi mười năm, mẹ Mai đã phải phục vụ người khách
đầu tiên, và cứ thế cứ thế, mẹ Mai sống trong đau khổ dày vò, vừa phải làm cái nghề dơ bẩn ấy, vừa phải nuôi đứa con gái bé bỏng
khi còn quá trẻ. Cho tới một đêm định mệnh khi mẹ Mai khoảng chừng ba mươi, trong một lần đi khách quên không sử dụng bao
cao su, mẹ Mai đã có bầu. Đó là Mai. Cô bé cũng lớn lên trong hoàn cảnh giống như người chị, bị bạn bè hắt hủi. Sau đó thì mẹ
Mai đã bị đuổi ra khỏi nhà chứa do đã già, người phụ nữ này thất nghiệp và đã buộc chị Mai khi ấy đang học lớp mười một phải
nghỉ học. Bà đưa về nhà một người đàn ông to lớn, trên mình xăm trổ và nghiện rượu nặng và bắt chị em Mai gọi là dượng. Một thời
gian không lâu sau, như một hệ quả tất yếu, mẹ Mai và chị em Mai luôn phải đón nhận những cơn giận dữ, những trận đòn roi của
người đàn ông vũ phu ấy. Chị Mai khi ấy đã đi làm sớm để kiếm tiền nuôi em gái ăn học.
Buổi tối định mệnh hôm ấy, người đàn ông vũ phu kia chẳng biết đi đâu về, người nồng nặc mùi rượu. Lão nhìn trừng trừng mẹ Mai
rồi bất chợt vung tay bóp cổ bà:
- Con đĩ, vì mày mà ông mày thua!
Người đàn bà bị bóp nghẹt yết hầu chẳng nói được gì, đôi mắt nhìn lão ta một cách bất lực. Thế rồi lão túm tóc người đàn bà và tát
một cái như trời đánh vào mặt. Máu mũi, máu mồm xối ra bê bết. Lão ta tiếp tục lao vào, hung dữ hơn, vung tay vung chân, nào
đấm, nào đá, nào đạp, nào lên gối....khiếng người đàn bà rên lên đau đớn rồi nằm gục trên sàn nhà, đôi mắt nhắm nghiền đau đớn và
sợ hãi trên hai hốc mắt sâu hoắm còn miệng thì rỉ ra máu lênh láng trên sàn nhà. Mai sợ hãi vô cùng, chui vào gầm giường thì lão ta
lao tới, tóm lấy cổ chân Mai và kéo ra. Mai hét inh ỏi nhưng chẳng một hàng xóm nào sang cứu bởi ai cũng sợ lão và hình xăm của
lão. Lão ta trói Mai vào chân cầu thang rồi tát một cái như trời giáng vào mặt cô bé. Mai choáng, mắt nó tối sầm, tai ù đi, mặt sưng
húp còn mũi, môi chảy máu và tiếng khóc nghe méo xẹo. Cô bé mới có sáu tuổi. Lão ta vung tay lần nữa, toan tát Mai. Có cảm giác
như bị tát thêm lần nữa, Mai sẽ chết ngay lập tức. Nhưng may sao, đúng lúc ấy, chị Mai đi làm về và hét lên:
- Ông làm cái gì vậy !!!
Lão ta hạ tay xuống, nhìn trừng trừng chị Mai, cười cợt và bước từng bước về phía chị Mai.
- Tôi sẽ báo cảnh sát! - Chị Mai hét lên rồi chạy ra cửa.
Nhưng quá muộn, lão ta vùng mình lao ra, tóm lấy tóc chị Mai và kéo lại, chị Mai hét lên đau đớn.Lão ta vung tay hất chị Mai về
một phía rồi đóng, khóa trái cửa lại. Lão vẫn nhìn trừng trừng chị Mai:
- Mày, đẹp đấy. Mày, đi, như mẹ mày, đi làm đĩ, như mẹ mày, kiếm tiền, cho tao, đánh bạc và mua rượu, mau!
Chị Mai khóc, vừa vì phẫn nộ, vừa vì đau khổ:
- Không đời nào!
Lão ta nhìn hăm dọa, gầm ghừ:
- Mày, có đi, không ?
Chị Mai không thèm trả lời, nhìn với ánh mắt đầy căm phẫn.
Lão ta gầm lên với một giọng điệu đáng sợ:
- MÀY CÓ ĐI KHÔNG ?
Không đợi chị Mai trả lời, lão ta lao tới túm tóc cô gái trẻ. Như một con thú mất hết nhân tính, lão ta xé rách quần áo của chị Mai.
Chị Mai kháng cự quyết liệt nhưng trước sức mạnh của một người đàn ông giang hồ cao to, người con gái trẻ đã không thể chống lại
hành vi thú tính của lão ta. Mai tỉnh dậy, vết tát vẫn đau nhói, thân mình ê ẩm vì bị trói chặt, cô bé chứng kiến toàn bộ cảnh người
cha dượng cưỡng hiếp dã man chị gái mình. Cô gái trẻ nước mắt tuôn trào xối xả, mắt đỏ lừ nhìn chằm chặp lên trần nhà, trán nhăn
lại bởi nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần còn răng thì đã cắn nát đôi môi đỏ mọng của tuổi mười tám. Một cơn shock quá đỗi chịu
đựng với một đứa bé mới sáu tuổi, Mai ngất lịm.
- Thực hiện xong hành vi thú tính, lão ta bỏ ra ngoài. Hôm sau thì chị Mai gieo mình xuống dòng sông Hồng tự vẫn. Lão ta bị cảnh
sát bắt, Mai được đưa vào bệnh viện. Lão ta bị xử tử hình bởi tội danh cố ý gây thương tích, bạo lực gia đình, bạo lực trẻ em, hiếp
dâm và ngộ sát. Mai thì bị shock tâm lí và đã bị bệnh tâm thần. Trong lúc đó mẹ của Mai dù không tâm thần nhưng lại lẩn thẩn như
một người điên, bà bỏ lại đứa con gái bé bỏng bị bệnh tâm thần và bỏ đi biệt tăm biệt tích.
Đức ngậm ngùi kể lại, khẽ lấy tay quệt ngan giọt nước mắt. Tôi cũng không khỏi xúc động, đau xót thay cho số phận cô bé. Tôi
đứng dậy và tiến về phía cô bé Mai tội nghiệp, Đức đi theo. Mai đang gấp những con hạc giấy, thấy Đức, cô bé cười:
- Chào anh bác sĩ đẹp trai. - Sau đó cô bé quay sang nhìn tôi, đôi mắt ngây thơ non dại đến đau lòng. - Cháu..cháu chào chú!
Tôi ngậm ngùi khẽ mỉm cười và gật đầu. Cô bé thấy vậy liền cười mà liến láu:
- Sao chú không cười? Không cười là xấu lắm chú ạ. Mẹ cháu bảo rằng không cười là lười đánh răng!
Nói đến đây cô bé cười tít mắt. Tôi càng đau xót hơn, miệng khẽ cười nhưng khóc ở bên trong. Thấy vậy cô bé lại hỏi:
- Ơ.. Chú có gì buồn ạ? Thôi chú đừng buồn nữa chú ạ. Sao phải buồn? Buồn có gì vui đâu mà phải buồn cơ chứ!? Chú ơi chú, chú
vui lên đi, chú cười lên đi. Chú cười như cháu này. Cháu cười suốt ý, vì cháu thấy cháu rất may mắn, may mắn khi được sinh ra trên
đời, may mắn khi được sống ở thiên đường này, may mắn khi hàng ngày được nhìn mặt trời mọc. Cháu nghe nói có những người còn
không được nhìn thấy mặt trời mọc. Eo ơi... Vậy nên chú cười lên đi nhé, chú nhé. Chú cười lên cháu sẽ cho chú con hạc giấy này!
Cô bé chìa chìa con hạc giấy gấp vụng về về phía tôi. Chưa bao giờ tôi thấy một con hạc giấy nào đẹp như thế. Và tôi cười, một nụ
cười thực sự, một nụ cười bình yên, một nụ cười tôi đã không có từ lâu lắm rồi.
Bạn biết gì không? So với những gì cô bé ấy đã trải qua, tất cả khó khăn, sự đau buồn của tôi chưa là gì cả. Người yêu chia tay là
để một người con gái khác tốt hơn đến bên mình. Cha mẹ cãi nhau là bởi cha mẹ yêu quý mình. Bệnh của cha cũng sẽ mau khỏi, còn
những món nợ sẽ biến mất khi tôi mạnh mẽ đứng lên sau thất bại. Cô bé ấy, có một quá khứ buồn thương, và giờ không phải một
người bình thường, vậy mà cô ấy luôn vui vẻ, tươi cười và nói rằng mình may mắn. Con người ta khi vấp ngã, sẽ phải tìm cách đứng
lên. Đứng lên một lần, không đực, lại cố, lại cố và lại cố. Họ sẽ thực sự không thể đứng lên khi nghĩ rằng mình không thể đứng lên
và cố gắng thực hiện điều đó bằng tất cả khả năng của mình. Và nỗi buồn, nỗi đau khổ, khi bạn cho rằng " Tại sao số phận mình lại
bi đát đến nhường này. Chẳng ai phải gánh chịu những nỗi đau khổ như mình cả!" thì không phải đâu. Bỡi lẽ, trên thế giới này, bên
ngoài kia, còn hàng ngàn, hàng triệu số phận đau khổ khác hơn bạn nhiều. Chỉ có điều bạn có biết cách, thực sự muốn và thực sự
tin rằng mình sẽ có thể vượt qua nó được hay không mà thôi.
Phải, " Sao phải buồn? Buồn có gì vui đâu mà phải buồn cơ chứ!?"- câu nói đến từ một cô bé không bình thường. Phải, một cô bé
không bình thường, một cô bé phi thường!...