Khi Thượng Đế Tạo Ra Người Cha
Khi Thượng đế tạo ra các ông bố, ngài bắt đầu tạo một thân hình cao to. Nữ thần đứng cạnh hởi: " Đó là kiểu bố gì vậy ? Nếu ngài định tạo ra bọn trẻ nhỏ thì tại sao làm ra những ông bố cao lớn như vậy ? Hắn sẽ phải qùy gối khi chơi bi, gập người khi đặt bọn trẻ vào giường và cúi mình khi hôn chúng."
Thượng đế mỉm cười, nói: " Vâng, nhưng nếu ta cho hắn thân hình cỡ trẻ con, ai sẽ khi61n lũ trẻ phải nhìn lên ?".
Và khi Thượng đế tạo ra bàn tay bố, đó là những bàn tay to và gân guốc.
Nữ thần lắc d0ầu nói:" Những bàn tay lớn sẽ không thể xoay sở với kim băng gài tả, với những hột nút nhỏ xíu và những chiếc ruy băng mềm mại cột tóc đuôi gà".
Thượng đế mỉm cười và nói:" Ta biết, nhưng những bàn tay như vậy sẽ đủ lớn để giữ cho bé trai những món những món nó đánh rơi khởi túi và cũng đủ nhỏ để nâng niu khuôn mặt các con".
Sau đó, Thượng đế nặn đôi chân dài, ốm và đôi vai rộng.
Nữ thần làu bàu :" Ngài không thấy rằng ngài đang tạo ra một ông bố không thể ôm con trong lòng sao ?".
Thượng đế nói:" Một người mẹ cần ôm con trong lòng, còn một người cha cần có đôi vai rộng để kéo xe trượt tuyết, để giữ thăng bằng cho bọn trẻ tập xe đạp, để bọn trẻ tựa đầu ngủ trên đường về nhà từ rạp xiếc."
Lúc Thượng đế đang làm những bàn chân to chưa từng thấy, nữ thầm buột miệng hỏi:" Thật là sai lầm ! Ngài có thật nghĩ rẳng những cái xuồng to bè kia sẽ bật khỏi giường khi đứa trẻ khóc hay có thể đi qua bữa tiệc sinh nhật nhỏ mà không giẫm phải chân ít nhất ba vị khách tí hon ?".
Thượng đế mỉm cười trả lời :" Chúng sẽ ổn thôi. Rổi ngươi sẽ thấy, chúng sẽ đỡ đứa trẻ khi nó cưỡi ngựa hay khi ch1ung hỏang sợ vì lũ chuột trong nhà kho, và sẽ mang những đôi giày to khiến bọn trẻ trầm trổ khi ướm chân vào".
Thượng đế làm việc suốt đêm, ngài cho bố lời nói đầy cương quyết và quyền uy; cho bố đôi mắt nhìn thấu mọi sự nhưng bình tĩnh và kiên nhẫn. Cuối cùng, gần như sau klhi suy nghĩ lại, ngài cho b61 thêm những giọt nước mắt. khi đó, Thượng đế quay qua hỏi nữ thần: " Bây giờ, các ông bố cũng đầy tình thương như các bà mẹ, ngươi có thích không ?".
Và nữ thần đã không nói thêm gì.
Câu Hỏi
Ngày đầu tiên cô phụ trách một lớp học tình thương đa phần là những trẻ lang thang không nhà cửa.
Cuối buổi học.
- Cô ơi. Dạy tụi con hát đi cô.
- Hát đi cô.
Còn mười phút. Nhìn những cái miệng tròn vo và những đôi mắt chờ đợi, cô dạy cho tụi trẻ bài "Đi học về".
- Hát theo cô nè... Đi học về là đi học về. Con vào nhà con chào ba mẹ. Ba mẹ khen...
Phía cuối lớp có tiếng xì xào:
- Tao không có ba mẹ thì chào ai?
- ...
Cô chợt rùng mình, nghe mắt cay cay.
Sự bình yên
Một vị vua treo giải thuởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm nhìn bức tranh đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi , nhưng những ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp . Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xoá. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.
Nhưng khi nhà vui ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ một khe nức của một tảng đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu trên tổ của mình...
Bình yên thật sự.
"Ta chấm bức tranh này! -Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên
Chiếc bánh kem
Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
....... -:- ....... -:- ....... -:- .......
-:- Chào mừng bạn đến với wepsite giải trí đa phương tiện
Game Online Mobile Chúc các bạn có những phút thư giản thật thú vị!...
....... -:- ....... -:- ....... -:- .......
Cùng nghề
Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.
Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...
VỢ CHỒNG
Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ. Những lúc ấy, anh lại ôm lấy chị, vỗ về:
- Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đảm lên nào !
Công ty phá sản. Từ cương vị gián đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:
- Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh !
MỘT BUỔI SÁNG
Thằng bé mặc bộ quần áo rách phong phanh bước chân sáo trên đường mặc gió lạnh. Nó ghé vào một hàng phở nhỏ, nghèo nàn bên góc phố, đường hoàng nói lớn: - Dì bán cho con tô phở ba ngàn đem về.
Bà hàng phở nhìn nó, nhưng rồi lại cụp đầu xuống.
Tưởng bà không nghe, nó nói càng to hơn. Nào ngờ, bà mắng xối xả: - Tao không bán. Mới sáng mà mày đã tới ám tao hả thằng ăn mày! Mua ít vậy sao tao bán?
Nó cúi gằm mặt, nắm chặt mấy tờ bạc lẻ nhàu nát trong tay rồi lầm lũi bước đi. Nó chỉ muốn mua cho mẹ một tô phở nóng, nên để dành mãi từ số tiền ít ỏi bán vé số hàng ngày. Mẹ nó đau.
LÃI
Quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách.
Con trai càu nhàu:
- Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ.
Bà mất vì lao phổi. Con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: "Lãi của quán, dành cho con". Gần ba triệu. Tờ giấy run bần bật.
CUA RANG MUỐI
Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!
Câu chuyện này là tôi tâm đắc nhất,đọc mà rơm rớm nước mắt
Ước mơ
Chị mua giùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:
- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?
Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:
- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.
Dí dí những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:
- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.
Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón...
Hắt Hiu Bóng Mẹ
Gió quật hàng cây nghiêng ngả. Mái lá như sắp bay lên trời. Tôi khóc:
-Trời bão, nhà gần tróc nóc mà ba cũng không về!
Mẹ dỗ dành:
- Mẹ sẽ biến nơi này thành lâu đài cho ba trở lại.
Bây giờ, mưa gió không làm rung chuyển ngôi biệt thự mà mẹ dốc sức tạo nên. Nhưng ba vẫn ít khi về. Ông mê một cô gái trẻ.
Và, tôi vẫn sợ bão. Gió sẽ lùa mái tóc bạc phơ của mẹ, sợ bóng mẹ hắt hiu, di động giữa gian phòng mênh mông, trống trải.
Tính Cách
Mẹ tôi buôn bán, chai lì trước cán cân cơm áo nhưng mẫn cảm trong nghệ thuật. Những nước mắt tình buồn phim ảnh, những sụt sùi số phận cải lương, bà hồn nhiên " ăn theo" một cách ngon lành. Có lần, cha tôi giỡn:
- Coi chừng trôi ti vi ...
- Còn sách ông chưa viết ra đã hoá đá - Mẹ tôi trả miếng - Thế cũng mang danh nhà này, nhà nọ.
Một hôm, đang bữa ăn, bỗng nhiên mẹ tôi hớn hoá phốc ra chặn đường con bé bán trứng vịt lộn.
- mày biến đâu tài thế. Hì! có chui xuống đất cũng gặp tao- Bà vừa nói vừa giằng mủng trứng, đếm lấy trừ nợ.
- Dì ơi, cho con khất, mẹ con ốm!
- Nhà này cũng đang ốm đây - Mẹ tôi cười bù - Khỏi bẻm mép.
Con bé chưng hửng, lã chã nước mắt nhìn cái mủng không, rồi bưng lên, xiêu vẹo bước đi ...
Cha tôi cám cảnh, quay mặt, rút khăn mùi soa chấm mắt.
Lâu sau, ti vi phát vở kịch " Cô bé nghèo bán trứng bị xiếc nợ ". Lúc ấy, mẹ tôi lại khóc, còn cha tôi thì cười.